Các hệ thống xử lý nước thải y tế hay sinh hoạt đã không còn gì quá xa lạ đối với nhiều người nhưng có thật sự bạn đã hiểu hết về chúng chưa? Các loại bể chứa có tác dụng như thế nào? Chúng có cách thức hoạt động ra làm sao? Bể điều hòa là một trong những bể chứa của hệ thống xử lý nước thải, mỗi công nghệ thì sẽ có những phương pháp cấu tạo cho bể sục khí khác nhau. Vậy nếu bạn đang quan tâm đến bể điều tiết thì hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu về bể điều hòa trong xử lý nước thải
Bể điều hòa là gì?
Bể điều hòa là gì? Bể điều hòa tiếng anh đọc là air tanks. Nó là một bể chứa trong chuỗi bể chứa của hệ thống xử lý nước thải có trách nhiệm khắc phục sự cố, biên động về lưu lượng và tải lượng dòng vào bể. Nhờ thế có thể đảm bảo hiệu quả của toàn bộ quy trình xử lý nước thải sau này. Bể điều tiết góp sức phần lớn trong việc giảm chi phí và kích thước của những thiết bị phụ kiện sau này.
Mục đích của bể điều hòa
Bể điều hòa sục khí là một bể chứa trong hệ thống bể xử lý nước thải đang được vận hành rất nhiều tại Việt Nam, bể được xây dựng nhằm mục đích là tăng lưu lượng chuyển hóa giữa các chất có trong nước thải, và làm giảm nồng độ chất nguy hại có trong nước thải xuống mức thấp nhất để có thể đưa nước qua bể tiếp theo.
Đặc điểm của bể điều hòa
Được xây dựng từ bê tông, đất và thép.
Nếu được xây dựng chủ yếu là đất thì cần phải có thêm thiết bị chống thấm.
Độ dốc của thành = 3:1 và 2:1
Độ sâu của bể ít nhất là 1,5cm.
Trang bị hệ thống báo mức nước tự động để người vận hành cài đặt máy bơm và máy khuấy.
Bể điều tiết thường được đặt ở vị trị trí trên dòng thải hoặc ngoài dòng nước thải, điều này phụ thuộc vào từng hệ thống xử lý, loại xử lý, đặc tính và tính chất của từng công nghệ áp dụng.
Hiện nay bể điều tiết được chia làm hai loại chính tùy vào từng công nghệ mà lựa chọn bể điều hòa lưu lượng hay lựa chọn bể sục khí chất lượng.
Nguyên lý hoạt động của bể điều hòa
Bể điều hòa trong xử lý nước thải sẽ luôn được cung cấp một lượng khí và các hoạt động khuấy trộn để tránh các tình trạng lắng cặn. Bể lắng cát được đặt ở một khu vực khi nước chảy vào trong bể điều hòa sục khí để hạn chế việc bùn lắng xuống bể. Thổi khí vào trong bể có tác dụng tránh nước thải bị lên men và tạo ra một số mùi khó chịu thông thường với tốc độ thổi khí là từ 10 – 15 lít/phút.
Ưu điểm của bể
Chúng ta có thể tổng hợp lại các ưu điểm của bề điều hòa trong xử lý nước thải.
Giúp giảm thiểu tình trạng quá tải, nâng cao khả năng phân hủy sinh học của nước thải.
Ổn định độ pH trong nước thải
Làm loãng các chất gây ức chế trong nước thải
Giúp bùn có thể lắng đặc hơn, cải thiện được chất lượng bùn
Giảm diện tích bề mặt lọc, chu kỳ rửa lọc được diễn ra đều đặn hơn
Giúp quá trình có thêm hóa chất và ổn định hơn
Những hạn chế của bể này
Ngoài những ưu điểm thì bể điều hòa cũng có những nhược điểm và hạn chế của nó:
– Chiến nhiều diện tích bề mặt hơn.
– Nếu không che đậy cẩn thận thì có nguy cơ lan tỏa mùi khó chịu.
– Phải khuấy trộn và bảo dưỡng thường xuyên.
– Chi phí đầu tư hệ thống tăng lên.
Tác dụng của bề điều hòa là sục khí giúp loại bỏ các chất thải nguy hại và gây nguy hại có con người, thêm vào đó là khả năng vận hành chuyển hóa các chất hữu cơ cũng như loại bỏ phẩm chất rắn lơ lửng có trong nước thải. Việc loại bỏ đa số các chất độc hại nhờ việc sục khí từ các thiết bị chuyên dụng sẽ giúp lượng bùn lắng sẽ nhiều hơn.
Xem thêm >>> Một số loại bể xử lý nước thải đang được sử dụng hiện nay
Trên đây là những thông tin chi tiết về bể điều hòa trong xử lý nước thải, đây là bể vô cùng quan trọng vì nếu không có bể điều hòa thì một lượng lớn bùn trong nước thải sẽ không được giải quyết. Chúng tôi mong rằng với những thông tin chúng tôi mang lại có thể giúp bạn hiểu thêm về xử lý nước thải cũng như là bể điều tiết. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay ý kiến gì hay liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc nhanh chóng và hiệu quả nhất. Chúng tôi sẽ cố gắng đem tới cho các bạn những thông tin cập nhật về các công nghệ xử lý nước thải y tế, hãy theo dõi tiếp tục những bài viết tiếp theo.