Hệ thống xử lý nước thải y tế

Các công nghệ xử lý nước thải y tế đã được sử dụng rất rộng rãi tại các cơ sở y tế lớn cũng như các phòng khám tư. Việc sử dụng các hệ thống xử lý giúp cho nước thải được xử lý một cách triệt để cũng như là giảm thiểu ô nhiễm ra môi trường sống. Trong tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước đa là một vấn đề rất nan giải, nước thải y tế, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp là một trong những tác nhân lớn gây ô nhiễm. Đặc biệt là nước thải y tế là một trong những nguồn nước thải có chỉ số gây hại rất lớn nếu cứ xả thẳng ra môi trường thì rất dễ lây truyền bệnh ra bên ngoài. Chỉ có cách sử dụng các hệ thống xử lý nước thải y tế thì mới có thể giảm thiểu được các tác nhân gây hại cho con người và môi trường sống.

Nước thải y tế là gì?

Nước thải y tế là dung dịch được thải từ các bệnh viện lớn các trung tâm y tế hay trạm y tế địa phương. Các nguồn tiếp nhận nước thải y tế: ao, hồ, sống, suối, các hệ thống thoát nước bệnh viện và nơi chứa nước thải tại các khu vệ sinh.

Nước thải bệnh viện có chứa rất nhiều các loại vì trùng, vi khuẩn cũng như viruss cực kỳ độc hại cho môi trường cũng như con người. Ngoài ra còn có các mầm bệnh sinh học có trong máu mủ, dịch, đờm, nước bọt và từ phân của bệnh nhân thải ra. Các loại hóa chất độc hại trong chế phẩm điều trị y tế, những dung dịch xạ trị cho các bệnh nhân ung thư và thậm chí là cả chất phóng xa. Do đó, xử lý nước thải y tế là một điều cần thiết vì nước thải bệnh viện là loại nước thải gây nguy hại cho con người và môi trường.

những nguồn thải xả ra ngoài môi trườngNguồn nước thải được xả thẳng ra môi trường mà chưa qua xử lý

Nước thải bệnh viện hay các loại nước thải phòng khám cần phải được sử dụng xử lý theo quy định về nước thải của bộ y tế.

Đặc điểm của nước thải y tế bệnh viện

Hằng ngày, một bệnh viện tiếp nhận hàng nghìn bệnh nhân với những căn bệnh khác nhau, lượng nước thải là vô cùng lớn khi có quá nhiều người trong bệnh viện.

Đây là nguồn gây ô nhiễm chủ đạo cho môi trường và sức khỏe con người. Nước thải bệnh viện khác hẳn với các loại nước thải sinh hoạt thông thường của chúng ta. Bới chúng có chứa rất nhiều vi khuẩn, các chế phẩm thuốc men, các chất khử trùng, dung môi phản ứng hóa học, các loại thuốc kháng sinh… Vì vậy cần có các hệ thống xử lý nước thải y tế để giảm tải khôi lượng nước thải ô nhiễm được thải ra môi trường.

Hiện nay, phần lớn các bệnh viện đều đã và đang triển khai và sử dụng các công nghệ xử lý nước thải theo nguyên tắc AAO – MBR. Phương pháp này khá hiệu quả cũng như tiết kiếm được lượng lớn kinh phí cho các cơ sở y tế. Thời gian đầu tư vào hệ thống cũng không quá lâu, mô hình xử lý nước thải y tế cũng được tạo ra theo nguyên tác anerobic – anoxic và oxyc. Việc xử lý nước thải sẽ trở nên dễ dàng hơn khi bạn tìm hiểu sâu về một công nghệ hay một hệ thống xử lý nước thải.

Xử lý nước thải bệnh viện bằng công nghệ AAO

Việc tiến hành xử lý các loại nước thải trong bệnh viện thì có thể sử dụng công nghệ AAO để xử lý. Chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn mô hình xử lý nước thải bệnh viện bằng công nghệ AAO, mô hình này khá tối ưu và đem lại hiệu quả cao nhất trong toàn bộ các công nghệ hiện nay.

xử lý nước thải y tế phòng khám chất lượngMô hình hệ thống từ trên cao

Công nghệ AAO là gì?

AAO là viết tắt của các từ là Anerobic – Anoxyc – Oxyc. Công nghệ AAO là một trong những công nghệ xử lý nước thải y tế đang được rất nhiều nơi tin tưởng sử dụng không chỉ tại các bệnh viện, phòng khám mà là còn ở các phòng thí nghiệm hay các công nghiệp sản xuất. Với công xuất xử lý cực lớn, nó tối ưu cả mức chi phí bạn bỏ ra mà đem lại hiệu quả vẫn rất cao tại cơ sở lắp đặt.

Đây là sự kết hợp của các biện pháp xử lý sinh học với 3 hệ vi sinh là kỵ khí, hiếu khí và thiếu khí được áp dụng rất nhiều tại các hệ thống xử lý nước thải cho bệnh viện, trung tâm y tế hay các phòng khám.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống xử lý nước thải y tế AAO

Nước thải được xử lý một cách triệt để làm phân hủy các chất ô nhiễm có trong nước thải. Nước thải sẽ được sử lý theo quy trình kỵ khí – thiếu khí – hiếu khí vai trò của từng quá trình là:

  • Kỵ khí: khử kết tủa loại nặng, chất phố pho…
  • Thiếu khí: khử chất nitrat thành nito, làm giảm hàm lượng COD và BOD
  • Hiếu khí: Chuyển hóa các dạng NH4 thành NO3 và khử bỏ COD, BOD…
  • Khử trùng trước khi thải ra môi trường bằng các hóa chất chuyên dụng.

Quy trình của hệ thống xử lý nước thải y tế

Nước thải được gom lại từ các khu vực lưu trữ nước thải của bệnh viện được dẫn trực tiếp vào bể điều hòa. Tại đây có đặt các máng chắn rác với kích thước từ 5 đến 10mm có tác dụng là loại bỏ các rác thải rắn, vật thể lớn, các chai nhựa… lọt vào hệ thống ống dẫn nước thải để đi xuống bể điều hòa. Nước thải sẽ được lưu lại ở đây trong khoảng từ 3 đến 4 giờ. Sau đó mới tiếp tục được truyền đến các bể khác.

+ Ngăn yếm khí dòng ngược với vi sinh vật lơ lửng sẽ được kết hợp với các khối đệm giá thể bằng PVC chuyên dụng để tạo nên màng vi sinh kỵ khí, làm tăng ật độ vi sinh lên đến hơn 20000/m3. Điều này giúp việc xử lý COD và tổng Photpho lên tới 80%.

tìm hiểu nước thải y tế và đặc điểm của chúngQuy trình được đánh giá từ các chuyên gia hàng đầu

+ Ngăn thiếu khí diễn ra quá trình khử nitrat khi một lượng lớn bùn hoạt tính và nước thải chứa chất nitrat được bơm từ bể điều hòa về. Ngăn này chủ yếu sẽ diễn ra các quá trình hô hấp thiếu khí và làm giải phóng N2 và trong đó thì một phần COD cũng được giải quyết.

Ngăn hiếu khí, không khí được bơm vào từ máy sục khí, mục đích của việc này là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình Oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước thải. Để cuối cũng hàm lượng BOD có trong nước thải giảm mạnh và Amoniac sẽ chuyển thành Nitrat.

Công nghệ xử lý nước thải y tế

Như vậy trong 3 khoang AAO sẽ xử lý các chất gây ô nhiễm chủ đạo là chất hữu cơ theo hàm lượng COD, BOD và tổng N và P có trong nước thải.

Sau quá trình này, các hỗn hợp nước và bùn sẽ được đưa tới bể lắng thứ cấp và tác bùn hoạt tính ra khỏi nước thải và nước thải sẽ đựơc đưa về bể Anoxyc và bể Oxyc. Còn phần bùn sẽ được chứa tại bể chứa bùn.

Sau đó nước thải sẽ được đưa tới bể khử trùng, sau khi khử trùng xong sẽ được thải ra môi trường.

  • Tại bể này, các màng siêu lọc MBR với kích thước từ 0,3 đến 0,5µm lỗ siêu nhỏ. Tấm màng này sẽ giúp ta loại bỏ được gần như là tất cả vi khuẩn có trong nước thải. Loại màng này được vệ sinh theo chương trình đã được cài đặt sẵn trong hệ thống.
  • Bể khử trùng sử dụng Cloramin B để khử trùng nhưng sử dụng với lượng vừa phải.
  • Ngoài ra, ta còn có thể khử trùng bằng NaOCl hay Ca(OCI)2 dạng viện nén. Các chất khử trùng được hòa tan và pha vào nước thải để tiêu diệt các vi sinh vật gây hại cùng với các vi khuẩn gây bệnh.

Tùy thuộc vào cơ sở vật chất cũng như mức kinh phí để lựa chọn hệ thống xử lý nước thải và các mô hình hay công nghệ phù hợp với nơi cần lắp đặt. Các bệnh viện lớn hay các bệnh viện nhỏ tuyến 2 đều nên chọn các công nghệ xử lý nước thải có công suất lớn để phục vụ người bệnh. Vì khối lượng bệnh nhân lớn nên phải chọn các dạng hệ thống có thể đáp ứng được nhu cầu lớn.

Xử lý nước thải bệnh viện và các tiêu chí đề ra

Có rất nhiều cách xử lý nước thải y tế, mỗi một phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng biệt. Tuy nhiên, để mà có thể đánh giá kỹ thuật và mức độ hoạt động thì chúng ta cần xem xét các tiêu chí sau.

  • Thời gian xây dựng

Mỗi một hệ thống có một thời gian xây dựng khác nhau, hệ thống càng lớn thì thời gian xây dựng và  lắp ráp càng lâu. Tuy nhiên nhiều trường hợp cần thời gian thi công trong 1 khoảng thời gian dài. Vì vậy đây cũng được coi là một chỉ tiêu để bạn có thể dựa vào để đánh giá và lựa chọn hệ thống.

xử lý nươc thải trạm y tế rất quan trọng

  • Hiệu quả xử lý nước thải

Mục tiêu chính của các hệ thống chính là việc xử lý nước thải. Mọi thông số về nước thải sau khi xử lý đều phải đủ các tiêu chuẩn về chất lượng mà cơ quan đã quy định. Trong việc lựa chọn hệ thống thì hiệu quả công việc chính là điều được đặt lên hàng đầu.

  • Tuổi thọ và độ bền

Độ bền và tuổi thọ của hệ thống là tiêu chí giúp đánh giá mức độ tin cậy của việc bạn chọn lựa hệ thống nào cho phù hợp với nhu cầu sử dụng. Đối với nhiều công trình như các hệ thống xử lý nước thải y tế thì tuổi thọ là yếu tố chủ chốt vì nó sẽ hoạt động cùng bệnh viện trong thời gian dài.

  • Hiện đại hóa

Việc phải theo dõi hay bảo hành, bào trì cần được liên tục kiểm tra để đảm bảo việc vận hành diễn ra trơn tru và hiệu quả. Việc tự động hóa sẽ giúp hệ thống có thể hoạt động các quá trình xử lý nước thải một cách tối ưu nhất. Sẽ không cần phải sử dụng sức người để vận hành hệ thống giúp giảm tải nhân công và tiết kiệm chi phí.

  • Tỷ lệ nội địa hóa của hệ thống

Sử dụng các thiết bị công nghệ có tỷ trọng nội địa lớn sẽ phù hợp với các dự án trong nước và đặc điểm khí hậu 2 miền tại Việt Nam. Đây cũng là tiêu chí nhằm khuyến khí các nhà khoa học nghiên cứu và phát triển công nghệ trong nước. Điều này giúp hệ thống hoạt động được tốt hơn.

  • Chi phí

Tùy vào điều kiện kinh tế của từng đơn vị mà có những hệ thống phù hợp theo từng dự án khác nhau. Nếu có được sự kết hợp đầy đủ giữa các yếu tố trên cũng như có một mức chi phí dư giả thì hiệu quả và năng suất xử lý nước thải bệnh viện có hiệu quả cao nhất.

Chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp thi công và lắp đặt các hệ thống xử lý nước thải y tế tại các bệnh viện, trung tâm y tế và các phòng khám trên toàn quốc. Với hơn 10 năm kinh nghiệp trong lĩnh vực xử lý nước thải chúng tôi cam kết mang tới cho bạn những hệ thống và công nghệ chất lượng nhất.