Bùn vi sinh kỵ khí được tạo ra từ quá trình phân hủy kỵ khí bởi các nhóm vi sinh vật có trong bùn hoạt tính với điều kiện là không có khí oxy. Thông thường quá trình này sẽ được áp dụng khi trong nước thải có chứa nhiều chất thải công nghiệp với hàm lượng chất rắn cao. Để việc này diễn ra hiệu quả hơn, bùn vi sinh kỵ khí sẽ được đưa vào hệ thống một cách tự nhiên.
Việc sử dụng các dạng bùn vi sinh để có thể sử dụng trong các hệ thống hay công nghệ xử lý nước thải hiện nay đã là điều khá quen thuộc. Vậy bùn vi sinh kỵ khí là gì? Các giai đoạn phân hủy kỵ khí của quá trình được thực hiện trong mấy bước? Hãy cùng tìm hiểu thêm về bùn kỵ khí ở bài viết dưới đây của chúng tôi.
Bùn vi sinh kỵ khí là gì?
Trong quá trình phân hủy kỵ khí sẽ được thực hiện bởi các vi khuẩn trong điều kiện không có không khí. Bình thường quá trình này sẽ được áp dụng khi mà nước thải chứa nhiều chất thải công nghiệp và có hàm lượng chất rắn cao. Để quá trình này diễn ra hiệu quả nhất thì người ta sẽ cho thêm bùn kỵ khí vào hệ thống.
Đây là bùn vi sinh có chứa các thành phần vi sinh vật kỵ khí đã tăng sinh khối và được đưa vào bể UASB để xử lý các chất thải hay nước thải có nồng độ chất rắn, chất ô nhiễm lớn. Bùn kỵ khí có màu đen và có thể dễ dàng chuyển đổi chất hữu cơ thành các khí metan để có thể hoàn thiện giai đoạn kỵ khí.
Các loại bùn vi sinh trong xử lý nước thải
Bùn vi sinh kỵ khí thường được chia làm 2 loại phổ biến là bùn kỵ khí lơ lửng và bùn dạng hạt. Cùng tìm hiểu sơ về 2 loại bùn này nhé:
Bùn kỵ khí lơ lửng ( dạng kỵ khí tiếp xúc ) được áp dụng cho hệ thống phản ứng dòng chảy dạng tiếp xúc. Để cho bùn tiếp xúc ta cần phải có máy khuấy để tạo ra dòng chảy lơ lửng trong bể.
Bùn dạng hạt sẽ dành cho các hệ thống trong bể UASB. Bông bùn càng lớn. hạt càng to thì tốc độ lắng càng nhanh và vi sinh vật phát triển càng tốt.
Bùn vi sinh kỵ khí sinh trưởng và phát triển tốt nhất là ở trong điều kiện:
Độ pH: 6,5 => 7,5
Tỉ lệ dinh dưỡng: COD:N:P có tỉ lệ 350:5:1
Nhiệt độ: < 35 độ.
Ưu và nhược điểm của bùn vi sinh kỵ khí
Ưu điểm:
– Không cần oxy và làm giảm chi phí điện năng cho hệ thống.
– Quá trình kỵ khí sẽ tạo ra nhiều bùn hơn so với quá trình xử lý hiếu khí khoảng 3 đến 20 lần. Quá trình xử lý sinh học sẽ tạo ra được từ 20 cho đến 150kg bùn/ 1 tấn COD so với các phương pháp hiếu khí là 400 đến 600kg bùn/ 1 tấn COD.
– Quá trình xử lý kỵ khí sẽ tạo ra một lượng metan lớn, khí metan có mức năng lượng phát sinh lên tới 9000 kcal/m3. Có thể dùng nguồn khí này để có thể cấp khí cho lò hơi.
– Có thể được thiết kế để có thể hoạt động ở tỉ trọng cao
– Giảm thiểu năng lượng trong quá trình xử lý
– Hệ thống xử lý kỵ khí có thể phân hủy được các hợp chất tổng hợp như các hydrocacbon béo có chlor như trihalomethane, trichloroethylene.
– Thích hợp cho các loại nước thải có độ ô nhiễm lớn.
Nhược điểm
– Quá trình phân hủy cần nhiều thời gian hơn các quá trình khác
– Nhạy cảm trong việc phân hủy độc tố
– Quá trình khởi động cần một lượng bùn rất lớn.
– Quá trình kỵ khí diễn ra chậm hơn
Các dạng bể phản ứng xử lý sinh học kỵ khí.
Bể phân hủy một giai đoạn: Là những loại bể lên men có kích thước lớn trong đó sẽ xảy ra quá trình khuấy trộn cơ học, gia nhiệt, thu khí hay thu bùn ở quá trình tách pha, thu nước.
Bể phân hủy hai giai đoạn: Quá trình này gồm có 2 bể, 1 bể sẽ liên tục được khuấy trộn và gia nhiệt để có thể ổn định lượng bùn. Trong đó còn một bể sẽ có tác dụng là nén bùn, tách pha và lắng nước trong.
Cách nhận biết bùn vi sinh kỵ khí có tốt không?
Bùn vi sinh thường được sử dụng trong các bể xử lý nước thải kỵ khí của các công nghệ xử lý nước thải. Vậy làm sao để có thể biết bùn vi sinh đó có tốt hay không?
- Bùn vi sinh kỵ khí có màu đen
- Nếu bạn đốt khí tạo ra từ bùn kỵ khí sẽ có ngọn lửa xanh.
- Cho bùn kỵ khí vào chai hay can để trong đó từ 2 đến 3 ngày thì can đó sẽ bị phồng lên. Do sinh khối sinh học trong bùn đã giải phóng ra khí metal
Bổ sung bùn kỵ khí vào giai đoạn nào thì thích hợp
Cả 3 giai đoạn có thể diễn ra trong cùng một loại bể xử lý kỵ khí trong xử lý nước thải. Vì vậy cần phải cẩn thận để không thêm quá nhiều bùn mới hay loại bỏ quá nhiều bùn tốt. Nếu quá tải lượng bùn có thể tạo ra axit trong bể kỵ khí và ức chế giai đoạn khí hóa. Ở bất kỳ giai đoạn nào, tần suất bơm bùn và bể phân hủy cần được phải chuẩn hóa. Điều này sẽ duy trì sự đồng đều trong tốc độ xử lý của hàm lượng vi khuẩn.
Hơn nữa, việc sử dụng máy bơm để có thể khuấy trộn hoặc bơm tuần hoàn là cần thiết để có thể ngăn chặn sự phân tầng của bùn sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của quá trình.
Bổ sung thêm bùn vi sinh kỵ khí là sự lựa chọn lượng bùn không có sẵn. Vi sinh kỵ khí dạng bột sẽ được kích hoạt trong môi trường nước dinh dưỡng C:N:P. Sau đó được bơm bổ sung vào đầu nguồn nước.
Duy trì lượng vi sinh vật bổ sung 2-5gram/m3/tuần để ổn định lượng vi khuẩn trong bể kỵ khí.
Xử lý sinh học kỵ khí – Bùn vi sinh vật kỵ khí là một loạt quá trình vi sinh vật sẽ phân hủy các hợp chất hữu cơ thành khí metal – CH4.
Xem thêm >>> Nuôi cấy bùn vi sinh hiếu khí qua những bước đơn giản
Trên đây là bài viết về bùn vi sinh kỵ khí và cách nhận biết bùn kỵ khí tốt trong bể. Chúng tôi mong rằng với những thông tin chúng tôi mang lại sẽ giúp cho các bạn sẽ hiểu dõ hơn về bùn kỵ khí. Nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc.