Xử lý nước thải chăn nuôi lợn đang là một trong những vấn đề rất cần thiết trong các trang trại. Ở trong thời kì dịch bệnh lợn đang bùng phát thì việc xử lý nước thải lại càng trở lên quan trọng. Bởi vì lợn có khối lượng ăn lớn và lượng nước thải và phân thải ra chuồng trại cũng rất nhiều, chính vì thế các trang trại thường phải tiến hành rửa chuồng thường xuyên hơn. Mỗi một lần rửa chuồng sẽ tiêu tốn hàng trăm m3 nước và đó là nguồn nước thải thải ra môi trường cực kỳ lớn.
Vậy phải dùng những biện pháp nào để có thể xử lý nguồn nước thải khổng lồ đó hãy cùng theo dõi bài viết của chúng tôi để tìm hiều về cách xử lý nước thải chăn nuôi lợn.
Nước thải chăn nuôi lợn là gì?
Nước thải chăn nuôi lợn là tổng hợp các chất thải được thải ra từ lợn gồm có nước tiểu và phân. Nó là loại nước thải gây ra hiện trạng ô nhiễm môi trường cực kỳ nghiêm trọng cộng kèm với đó là mùi hôi đặc trưng rất khó chịu đặc biệt là vào mùa hè.
Các nguồn nước thải chủ yếu là đến từ các hộ gia đình chăn nuôi lợn cũng như các trang trại chăn nuôi. Nếu nguồn nước thải này không được xử lý đúng và thải trực tiếp ra môi trường sẽ gây ảnh hưởng khá lớn đến môi trường và mọi người xung quanh. TEST
Với bản chất là chất thải hữu cơ cũng có hàm lượng N và P cao cộng với đó là những vi sinh vật gây hại đó là nguyên nhân của các dịch bệnh.
Các chất hữu cơ và vô cơ trong nước thải lợn
Trong chất thải chăn nuôi thì thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ vì nó chiếm đến 70 đến 80% trong chất thải chăn nuôi số còn lại các chất thải vô cơ, N và P. Trong những chất thải hữu cơ thì có chứa các chất như hidrocacbon, acid amin và những loại chất béo khác.
Trong nước thải chăn nuôi lợn thì chỉ chứa 20 đến 30% là chất vô cơ các thành phần của khối vô cơ đó là ammonium,SO4 và muối. Đây là những chất gây hại cần phải xử lý nhanh và kịp thời trước khi gây hại đến môi trường.
N và P
Chất N và P là các thành phần có trong cám công nghiệp thức ăn chủ yếu của lợn. Những loại cám có nhiều chất này sẽ khiến lợn hấp thụ chất rất là kém. Chính vì thế nên nước tiểu và phân của lợn nuôi sẽ chủ yếu thải ra hai loại chất này.
N và P là những hợp chất cực kỳ khó xử lý chính vì thế mà các hộ hay các trang trại chăn nuôi nên chọn các loại cám có chưa ít 2 chất này. Sao cho hàm lượng 2 chất này ở mức ổn định chứ không vượt quá ngưỡng cho phép là N từ 570 đến 1100mg/l, P là từ 40 đến 95mg/l.
Công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi lợn được dùng nhiều nhất hiện nay
Xử lý nước thải chăn nuôi lợn bằng hố biogas
Xử lý nước thải chăn nuôi lợn bằng phương pháp biogas đã không còn là điều quá xa lạ đối với nhiều trang trại hay thậm chí là hộ gia đình nữa. Với công nghệ lên men hiếm khí, biogas là một giải pháp rất hữu hiệu với hiệu quả công việc lên tới 90%. Chất thải và nước thải chăn nuôi sẽ được thu gom lại rồi lên men, những nguồn khí gas lên men có thể được ứng dụng làm khí đốt và làm chạy máy phát điện.
Ngoài việc dự trữ nước thải thì hố biogas còn có thể làm sạch những loại chất thải có mùi hôi. Làm giảm đáng kể lượng nước thải được thải ra môi trường và làm giảm mầm bệnh phát sinh.
Xử lý hiếu khí
Phương pháp hiếu khí là phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo cũng mang rất nhiều lợi ích đến việc chăn nuôi. Các phương pháp hiếu khí đã và đang được sử dụng rất rộng rãi với những ưu điểm sau:
Oxy hóa chất hữu cơ
Tạo ra những loại tế bào mới
Phân hủy nội bào
Xử lý hóa lý
Trong các thành phần của nước thải chăn nuôi có chứa khá nhiều chất hữu cơ và một số chất vô cơ. Những loại chất hữu cơ và vô cơ này thường có kích thước rất nhỏ, với đặc điểm là rất ít tạo lắng. Chính vì vậy nên ta có thể áp dụng phương pháp bể keo tụ bông để xử lý.
Các chất tham gia quá trình keo tụ. Thường là các chất phèn sắt và chất phèn bùn. Với nguyên tắc là tạo ra nhưng keo tụ tạo bông và mang lại những điện tích trái dấu. Với những chất rắn lơ lửng trong nước thải.
Vì sao cần xử lý nước thải chăn nuôi heo
- Nâng cao giá trị kinh tế
Việc xử lý nước thải chăn nuôi heo sẽ giúp việc xử lý chuồng trại trở lên dễ dàng hơn khi bạn đã có các loại bể chứa. Với môi trường sống sạch sẽ thì heo sẽ có một môi trường phát triển tốt sẽ không bị bệnh và cho lượng thịt chất lượng. Hiện nay, giá thịt lợn đang rất cao nên việc chăm sóc lợn thật tốt sẽ đem lại giá trị kinh tế rất lớn cho người chăn nuôi.
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Phân hay nước tiểu lợn đều là chất thải gây hại cho môi trường. Chúng gây ra một mùi hôi cực kỳ khó chịu, nếu không được xử lý mà được thải trực tiếp ra ngoài thì sẽ gây ảnh hưởng cực kỳ xấu tới môi trường.
Sẽ có rất nhiều các hộ nông dân tận dụng nguồn phân và nước tiểu lợn để làm phân bón cho cây trồng.
Lưu ý khi sử dụng: Phải đợi ít nhất 2 tuần mới có thể sử dụng rau hoặc đem đi bán nếu trước đó dùng nước tiểu lợn hay phân để bón rau.
Chất thải sẽ ngấm vào đất và gây hại cho môi trường đất.
- Giảm ảnh hưởng tới sức khỏe
Chất thải được thải trược tiếp ra môi trường sẽ tạo ra mùi hôi cực kỳ khó chịu và khiến cho người ở các khu vực xung quanh hít phải. Việc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp của con người, gây giảm thiểu sức khỏe nếu tiếp xúc quá nhiều hay quá lâu.
Việc xử lý sẽ giúp cho sức khỏe con người trở lên ổn định hơn.
Xem thêm >>> Coliforms là gì? Tìm hiểu về coliforms
Trên đây là bài viết về xử lý nước thải chăn nuôi lợn mà chúng tôi muốn gửi tới các bạn. Chúng tôi mong rằng với những thông tin chúng tôi mang lại sẽ giúp cho bạn có thể hiểu thêm về cách xử lý cũng như những điểm lợi và hại khi lắp đặt hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi. Nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp.