Bể aerotank là gì? Ưu nhược điểm của bể aerotank là gì. Bể aerotank là một trong những bể trong hệ thống xử lý nước thải y tế và được sử dụng cực kỳ rộng rãi hiện nay. Xử lý nước thải bằng các biện pháp sinh học đang là những phương pháp được sử dụng tại rất nhiều nơi. Đã có rất nhiều bể được tạo ra để xử lý nước thải, trong đấy thì bể aerotank được rất nhiều chủ đầu tư lựa chọn. Bạn có thật sự đã hiểu hết về bể aerotank? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để có thể biết được thêm nhiều thông tin về bể này, và bạn sẽ dễ dàng tìm ra câu trả lời cho những thắc mắc của mình.
Bể Aerotank là gì?
Bể aerotank là bể chứa phản ứng sinh học hiếu khí, bể sẽ được thổi khí vào trong để khuấy trộn những vi sinh vật lên tạo thành hợp chất bùn được gọi là bùn hoạt tính. Khi xử lý các loại nước thải, người ta sẽ để nước thải chảy qua dọc theo chiều dài của bể và sẽ được sục khí. Sau đó nước thải sẽ được khuấy đều lên nhằm bổ xung các loại oxy hòa tan, góp phần tăng cường nồng độ oxy hóa chất bẩn hữu cơ trong nước thải.
Cấu tạo của bể aerotank
Loại bể này được làm và cấu tạo từ bê tông cốt thép và được ra đời vào khoảng năm 1887. Hiện nay đang có 2 loại hình dạng là hình tròn và hình chữ nhật. Người ta sẽ để cho nước thải chảy dọc theo chiều dài của bể và được sục khí. Nhằm bổ sung lượng oxy hòa tan, góp phần lớn tăng cường độ oxy hóa chất bẩn hữu cơ có trong nước thải. Và cung cấp nguồn oxy cần thiết dể có thể nuôi sống những vi sinh vật hữu ích trong bể.
Dù có là bể tự xây dựng hay là bể được xây dựng theo thiết kế có sẵn thì với aerotank vẫn phải cần thỏa mãn những điều kiện sau đây.
Luôn tạo được điều kiện để các loại vi sinh vật có thể phát triển liên tục.
Giữ được số lượng lớn vi sinh vật trong bể
Luôn giữ được lượng oxy cần thiết để có thể cung cấp đủ cho những vi sinh vật này.
Đây là những điều tối thiểu mà bể của bạn cần có và khi mà bạn muốn đạt được 3 điều này.
Bể phải có chiều cao ít nhất là 2,6m. Vì khi bể cao 2,6m thì bạn mới có thể đảm bảo được độ oxy hòa tan. Nếu bể thấp thì khi xục khí bùn sẽ bị phun lên, và không thể đảm bảo được độ oxy hòa tan như bạn mong muốn.
Nguyên lý hoạt động của bể aerotank
Nguyên lý vận hành của bể được diễn ra với 3 quy trình sau:
Quá trình oxy hóa chất hữu cơ:
Trong giai đoạn này thì bùn hoạt tính sẽ được hình thành và phát triển. Tốc độ oxy hóa càng cao thì tốc độ tiêu thị khí oxi cũng sẽ diễn ra càng nhanh. Ở thời điểm hiện tại, lượng dinh dưỡng trong các nguồn chất thải cao nên tốc độ phát triển của vi sinh vật lớn. Cũng vì thế mà nhu cầu tiêu thụ oxy trong bể sẽ rất là lớn.
Quá trình tổng hợp các tế bào mới:
Ở trong quá trình này thì các vi sinh vật đã có thể phát triển ổn định hơn và nhu cầu tiêu thụ lượng oxy lớn của chúng cũng không có quá nhiều sự xáo trộn. Cũng ở đây, các hợp chất hữu cơ được phân hủy nhiều nhất ở bể. Đồng thời, hoạt lực của enzyme trong bùn hoạt tính cũng sẽ đạt đến mức cực đại.
Quá trình phân hủy nội bào:
Với quá trình này thì tốc độ tiêu thụ oxy sẽ liên tục tăng cao, theo nguyên lý làm việc của bể aerotank thì đây là giai đoạn nitrat hóa các muối amoni. Ngay sau đó thì nhu cầu tiêu thụ khí oxy sẽ liên tục giảm xuống.
Khi bể aerotank hoạt động, bạn cần phải lưu ý nếu sau quá trình này lượng oxy hóa sẽ được khoảng 80 đến 90% mà không được khuấy đều thì bùn hoạt tính sẽ bị lắng xuống đáy và sẽ phải mất khá nhiều thời gian để loại bùn cặn ra khỏi nước. Trong trường hợp mà bể không thể kịp tách bùn thì nước ở bể sẽ bị ô nhiễm nặng.
Ưu nhược điểm của bể aerotank
Ưu điểm.
Sử dụng bể aerotank để xử lý nước thải mang lại được hiệu quả xử lý nước thải rất cao và có thể loại bỏ các chất hữu cơ được hòa tan trong nước. Bên cạnh đó, phương pháp này còn có thể giúp giảm thiểu tối đa mùi hôi của nước thải y tế, cũng sẽ loại bỏ hàm lượng BOD có trong nước thải từ 80 đến 95% sẽ giúp nước trở lên sạch sẽ hơn, có chất lượng tốt hơn trước khi được đưa ra môi trường.
Ngoài ra, bể sinh học aerotank còn có thể giúp loại bỏ những mầm bệnh có trong nước thải công nghiệp và các loại phốt pho trong nước. An toàn mà không cần phải sử dụng bất kỳ một loại hóa chất nào cũng là một trong những điểm mạnh của bể aerotank.
Nhược điểm
Để có thể đi vào hoạt động bể aerotank thì bạn cần phải có một đội ngũ kỹ thuật viên hay nhân viên kỹ thuật được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp vì bể này có yêu cầu rất lớn về kỹ thuật. Trong trường hợp có 1 trong số các trạm xử lý nước thải sảy ra sự cố thì nước thải sau khi sử lý vẫn sẽ gây hại tới môi trường và có độc tính cao. Quá trình này không thể loại bỏ phẩm màu của nước thải công nghiệp, thậm chí còn làm tăng màu sắc của nước thải.
Xem thêm>>> BOD trong nước thải là gì và cách xử lý bod?
Trên đây là toàn bộ những thông tin chúng tôi muốn mang tới cho các bạn để bạn có thể hiểu bể aerotank là gì? ưu nhược điểm của bể aerotank hay cấu tạo của bể aerotank. Chúng tôi mong rằng với những gì chúng tôi mang tới sẽ giúp cho các bạn có cái nhìn tổng quát về bể hiếu khí aerotank.