Bể uasb là gì? Cấu tạo của bể uasb và nguyên lý hoạt động của bể

bể uasb là gì? cấu tạo của nó là bao nhiêu

Bể uasb là gì? Bể uasb trong xử lý nước thải là một trong những bể khá quan trong trong mỗi hệ thống xử lý nước thải. Bể uasb là một trong những phương pháp xử lý nước thải rất hiệu quả được các nhà khoa học nghiên cứu để có hiệu quả cao nhất. Trong hệ thống xử lý không chỉ có một bể mà là sự kết hợp của nhiều bể xử lý khác nhau để đưa ra kết quả cuối cũng.

Bể uasb là một trong số những bể xử lý của các công nghệ xử lý nước thải y tế hàng đầu hiện nay. Vậy để có cái nhìn bao quát và tổng quan nhất về bể này thì hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi. Để có thể tìm hiểu và biết thêm những thông tin hữu ích về công nghệ uasb.

Bể uasb là gì?

Bể uasb là một dạng bể kỵ khí trong công nghệ xử lý nước thải y tế. Tại bể này, nước thải được đưa vào từ đáy của bể bằng hệ thống phân phối riêng. Dòng nước chuyển động thẳng đứng từ dưới đáy ngược lên trên và đi qua một lớp bùn trong đó gồm có các sinh khối được tạo thành bởi các dạng hạt nhỏ hoặc hạt to. Bằng cách này, nước thải có thể được tiếp xúc với lớp bùn một cách tự nhiên nhất và vô cùng thuận lợi.

Quá trình thủy phân khá chậm, sau quá trình thủy ngân trong bể uasb thì những khí sinh ra sẽ giúp tạo ra sự chuyển động ở trong lớp đệm bùn trong bể.

Cấu tạo bể uasb

Với cấu tạo khá đơn giản nên bể uasb được xây dựng theo hình chữ nhật với bê tông và cốt thép. Nhằm tách một cách triệt để lượng khí có trong nước thải thì bên trong bể uasb sẽ lắp thêm các tấm chắn với chế độ để nghiêng 35 độ so với phương ngang.

Khi tính toán bể uasb, người ta có thế xây dựng bể bằng bê tông và cốt thép và có hình chữ nhật. Để tách khí ra khỏi nước thải một cách dễ dàng hơn thì ta có những bộ phận sau đây.

bể uasb là gì? cấu tạo của nó là bao nhiêu

Các bộ phận cấu tạo nên bể uasb

  • Hệ thống cấp nước thải
  • Hệ hống máng thu nước sau khi đã xử lý
  • Hệ thống tách thu khí trong quá trình xử lý

Trong bể uasb thì hiệu quả xử lý sẽ tỷ lệ thuận với cả nhiệt độ thực nên có khả năng áp dụng được các điều kiện nhiệt độ và thời tiết tại việt nam. Bể uasb là gì? Nguyên lý hoạt động của bể uasb là gì? Cùng tìm hiểu nhé

Nguyên lý hoạt động của bể uasb trong xử lý nước thải

Quá trình hoạt động của bể kỵ khí uasb thường sẽ phải trải qua các giai đoạn như sau để xử lý nước thải.

-Giai đoạn 1:

Thủy phân, cắt mạch các hợp chất cao phân tử trong quá trình xử lý

Trong quá trình xử lý thì giai đoạn đầu tiên này, các chất thải phức tạp có trong nước cũng như chất thải không tan sẽ được chuyển hóa thành những hợp chất đơn giản hoặc phân hủy thành các chất hòa tan đơn giản, amoni axit, axit béo. Quá trình chuyển hóa này có được là nhờ vào những enzyme do các vi khuẩn sinh học tiết ra trong lúc xử lý.

Thông thường thì quá trình này diễn ra một cách khá chậm chạp. Tốc độ chạy thủy phân trong gian đoạn này của bể uasb sẽ phụ thuộc vào độ prH, kích thước hạt cũng như đặc tính dễ dàng phân hủy hay khó phân hủy của các hợp chất.

-Giai đoạn 2

Quá trình Axit hóa trong bể

Trong bể kỵ khí sẽ diễn ra quá trình lên men chuyển hóa toàn bộ các chất đã hòa tan trong bể thành những chất đơn giản như acid lactic, axit béo, h2, nh3, h2s và các sinh khối mới.

Do sự hình thành của axit béo trong quá trình nên độ ph của nước thải trong bể uasb sẽ giảm xuống mức 4.0.

-Giai đoạn 3:

Quá trình Methane hóa

Đây là giai đoạn mà bên trong bể uasb diễn ra quá trình của các chất đã Methan hóa thành khí CH4 và khí CO2 bằng nhiều loại vi sinh vật hay vi khuẩn kỵ khí.

nguyên lý hoạt động của bể uasb

Cách vận hành bể uasb tốt nhất

Để bể uasb có thể hoạt động tốt nhất thì ta cần đạt được những yêu cầu:

+ Bùn kỵ khí phải có khả năng lắng thật sự tốt

+ Bể có bộ phận riêng biệt để có thể tách các chất khí và các loại chất rắn từ bùn ra bỏi bể.

+ Hệ thống phân phối nước thải đầu vào phải đáp ứng được nhu cầu của bể.

Một số vấn đề cần lưu ý của bể uasb trong xử lý nước thải

+ Bùn nuôi cấy phải có nồng độ tối thiểu 10kg vi sinh vật / m3, lưu ý lượng bùn không được vượt quá 60% thể tích của cả bể.

+ Nước thải cần phải được phân tích về chỉ số các hàm lượng chất hữu cơ phải có khả năng phân hủy tốt.

+ Nếu hàm lượng COD nhỏ hơn 100mg/l thì không thể sử dụng được công nghệ uasb hay bể uasb. Nếu hàm lượng COD lớn hơn 5000mg/l thì cần phải pha loãng với nước trước khi cho chúng vào bể.

+ Phải chú ý tới các thông số tiêu chuẩn

+ Chú ý hàm lượng cặn lơ lửng không quá nhiều. Nếu hàm lượng này lớn hơn 3000mg/l thì rất khó để sử dụng bể kỵ khí để phân hủy chúng.

+ Những loại nước thải có chứa các thành phần độc tố cũng như lượng muối lớn thì không nên sử dụng loại bể kỵ khí này.

XEM THÊM >>> COD trong nước thải là gì?

ưu và nhược điểm của bể kỵ khí

Ưu và nhược điểm của bể uasb

Ưu điểm của bể uasb

  • Xư lý các loại nước thải có chứa nồng độ ô nhiễm chất hữu cơ cao (COD = 15000 mg/l)
  • Công xuất xử lý COD của bể có thể lên tới 80%.
  • Hệ thống tiêu thụ ít năng lượng hơn khi vận hành.
  • Có thể thu hồi nguồn khí sinh học thải ra từ hệ thống xử lý.
  • Do sự tăng trưởng hay sinh sản của vi sinh vật trong bể uasb thấp nên hệ thống kỵ khí sẽ yêu cầu ít dinh dưỡng hơn các bể hiếu khí.
  • Được ứng dụng vô cùng rộng rãi trên khắp cả nước vì có thể triệt tiêu nông động COD có trong nước thải từ mức trung bình đến cao.

Nhược điểm của bể uasb

  • Cần diện tích và không gian hoạt động rất lớn.
  • Quá trình lắng bùn rất lâu mất thời gian và khá khó để kiểm soát.
  • Khá khó để sử dụng hay theo dõi nếu là người không có chuyên môn.
  • Quá trình nuôi cấy bùn trong bể không dễ dàng, thông thường thì thời gian để nuôi cấy lên tới 3 đến 4 tháng.

Trên đây là những thông tin về bể uasb là gì cũng như cấu tạo của bể uasb kèm theo đó là ưu và nhược điểm của bể kỵ khí. Chúng tôi xulynuocthaiyte mong rằng với những thông tin mà chúng tôi mang lại sẽ giúp bạn có thể hiểu thêm về bể uasb một cách chi tiết hơn. Nếu có bất cứ thắc mắc hay câu hỏi nào hay liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *