Trong hệ thống xử lý nước thải, có rất nhiều chỉ tiêu được đưa ra để tính toán đo đạc các mức độ ô nhiễm cũng như khả năng xử lý nước thải của hệ thống xử lý nước thải y tế. Có rất nhiều chỉ số mà chúng ta có thể gặp khi sử dụng hệ thống xử lý đó là COD, BOD, DO, TSS… Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về một chỉ số khá quan trọng đó là COD, vậy COD trong nước thải là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Cod trong nước thải là gì?
COD là viết tắt của cụm từ Chemical Oxygen Demand – có nhu cầu oxy hóa học. Một cách dõ nét hơn thì đây là chỉ số đo lượng oxy cần thiết để oxy hóa các thành phần ô nhiễm hữu cơ. Kết quả cuối cùng của quá trình phân hủy này là các sản phẩm vô cơ trong nước thải.
Toàn bộ lượng oxy được sử dụng trong quá trình xử lý nước thải y tế các phản ứng được lấy từ oxy hòa tan trong nước (DO). COD và BOD thường được nhắc tới cùng với nhau khi tăng cao sẽ làm giảm nồng độ DO trong nước thải và trong quá trình xử lý.
COD được cho là một trong những chỉ số đáng được lưu tâm nhất trong quá trình xử lý nước thải y tế tại các hệ thống lớn có sử dụng bể điều hòa.
Xác định COD trong nước thải sinh hoạt bằng cách nào
Để đo được COD có thể sử dụng một số chất oxy hóa mạnh như Kali và các hợp chất của nó trong điều kiện phản ứng với axit. Một cách khác là phân tích so các màu nước với nhau sau khi oxy hóa COD bằng axit và sử dụng các hợp chất chỉ thị để đo hàm lượng COD chẳng hạn như dichromate hexavalent để đo.
Tất cả các cách này sẽ giúp bạn xác định được khả năng của nước để tiêu thụ oxy hóa trong quá trình phân hủy các chất hữu cơ. Đồng thời quan sát được quá trình oxy hóa của các hóa chất vô cơ chẳng hạn như Amoniac và Nitrat.
COD trong nước thải có ý nghĩa gì?
COD trong nước là gì? Nó là chỉ số nói về lượng oxy cần thiết để có thể xử lý các dòng chất thải đến trong hệ thống nước thải. Nhờ tính toán COD mà người ta chọn ra được những phương án xử lý nước thải phù hợp. Thêm nữa đó cũng là việc điều chỉnh tránh lãng phí năng lượng cho các cơ quan sử dụng hệ thống.
Ví dụ như COD thấp thì chỉ cần lắp đặt hệ thống sục khí để tăng cường oxy hòa tan có trong bùn nước thải. BOD và COD càng cao thì nước thải có nồng độ ô nhiễm càng lớn và càng khó để xử lý. Đây là lúc người ta sử dụng hệ thống xử lý sinh học để đạt được hiệu quả cao nhất.
Cách làm giảm hàm lượng COD trong nước thải sinh hoạt tiết kiệm và hiệu quả
Ngày nay người ta sử dụng vi sinh để giảm nhu cầu oxy hóa học hiệu quả với COD gốc hữu cơ. Quá trình này được chia làm hai công đoạn là xử lý nước thải hiếu khí và kỵ khí nhằm giảm tải hàm lượng cod trong nước thải sinh hoạt.
Xử lý bằng vi sinh hiếu khí
Đối với nước thải có nhu cầu oxy hóa học dưới 3000mg/l nên xử lý hiếu khí. COD trong nước thải sẽ giảm do vi sinh vật hiếu khí phân hủy các loại chất hữu cơ có trong nước thải. Chúng là vi sinh vật dị dưỡng, chúng sử dụng chất hữu cơ trong nước thải làm thức ăn sau đó phân bào và tạo ra các vi sinh vật mới để tiếp tục quá trình tiêu hóa hữu cơ trong nước thải.
Vì chủ đạo của phương pháp này là vi sinh vật, nên việc bổ sung các chủng vi sinh khỏe mạnh cho quá trình này là một điều vô cùng quan trọng. Bạn nên tìm kiếm các loại vi sinh vật có khả năng phân hủy phân hủy cao.
Xử lý bằng vi sinh kỵ khí
Phù hợp với các loại nước thải có hàm lượng COD cao, trên 200mg/l. Đây là môi trường xử lý các dạng oxy, dùng trong các bể ký khí như UASB. Quá trình xử lý vi sinh thích hợp với nước thải có nhiều chất hữu cơ. Trong các bể kỵ khí thì việc đo đạc hàm lượng COD lại trở lên rất quan trọng để có thể điều chỉnh vi sinh vật cho phù hợp.
Chỉ số cod trong nước thải là gì? Đó là lượng oxy có trong Kali bicromat (K2Cr2O7) đã dùng để oxy hoá chất hữu cơ trong nước. Chỉ số COD được sử dụng rộng rãi để đo gián tiếp khối lượng các hợp chất hữu cơ có trong nước.
Xem thêm >>> Coliforms là gì? Tìm hiểu về coliforms
Trên đây là bài viết COD trong nước thải là gì. Rất mong rằng với những thông tin của chúng tôi mang tới sẽ giúp bạn hiểu thêm về COD trong nước thải y tế. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp ngay lập tức.