Nước thải thủy sản – Đặc điểm của nước thải chế biến thủy sản

nước thải thủy sản xuất phát từ việc chế biện cá

Đất nước ta là một trong những nước xuất khẩu thủy hải sản hàng đầu thế giới. Là mặt hàng chủ đạo trong xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam là cá tra, cá basa, tôm và các động vật thân mềm như bạch tuộc, nghêu, sò… Tốc độ phát triển nhanh chống của ngành hải sản kéo sự gia tăng của nước thải chế biến thủy sản, ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường nước. Vậy nước thải thủy sản có đặc điểm gì nếu không được qua xử lý thì sẽ gây hại như thế nào đế môi trường.

Nước thải ngành chế biến thủy sản

Nước thải chế biến hải sản phát sinh được phân thành 2 loại là: nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt.

Nước thải trong quá trình chế biến sản xuất

Nước thải từ sản xuất thì nguồn nước thải chủ yếu đến từ các hoạt động sản xuất của nhà xưởng như: rửa trang thiết bị – máy móc, nước đến từ các khu sơ chế, nhà vệ sinh và nhà xưởng. Chúng đến từ một số khâu như: Sơ chế – nhập xuất – chế biến nguyên liệu.

Đặc trưng của nước thải này là chứa rất nhiều các thành phần chất hữu cơ: protein, các chất béo, vi sinh vật, cặn bã,  dầu mỡ và chất rắn lơ lửng. Tùy thuộc vào các nguyên liệu được đưa tới xưởng như: tôm, cá, mực…. hay các phụ liệu: chất tẩy rửa hay phẩm màu… thì các thành phần trong nước thải thủy sản có thể có sự khác biệt. Có thể nói nguồn nước thải trong ngành chế biến thủy sản gây ô nhiễm rất nặng tới môi trường sống.

Nước thải sinh hoạt

Nguồn nước này tới từ các khu vệ sinh, khu vực nhà ăn và bếp. Trong nước thải sinh hoạt thì thường chứa một số chất như chất tẩy rửa,cặn bã và chất rắn,…

nước thải thủy sản xuất phát từ việc chế biện cáChế biến cá, tôm, mực cũng là nguồn phát sinh ra nước thải thủy hải sản

Đặc điểm của nước thải thủy sản

Nước thải của ngành chế biến thủy sản thường có lưu lượng tương đối lớn và gây ô nhiễm nặng nề đến môi trường. Một số thành phần gây ô nhiễm có trong nước thải này có: mùi, vi sinh trùng gây bệnh, chất rắn hòa tan, một số chất dinh dưỡng, chất hữu cơ, dầu mỡ, chất rắn lơ lửng,…

Nước thải thủy sản là nguồn nước thải có những chỉ số ô nhiễm cao gấp rất nhiều lần so với quy chuẩn nước thải.

  • COD trong khoảng từ 500 – 3000mg/l
  • BOD từ 300 – 2000 mg/l
  • Khí Nito từ 50 – 200mg/l
  • Chất rắn lơ lửng 200 – 1000mg/l

Chất hữu cơ với hàm lượng khá cao và nhiều thành phần khác.

Chính vì vậy mà để đạt được hiệu quả tốt trong quá trình xử lý nước thải thủy sản cần phải có các đơn vị nước thải để họ phân tích nước, và đưa ra một quy trình xử lý chất lượng nhất.

Có rất nhiều ví dụ thực tế về các hành vi vi phạm trong xử lý nước thải hải sản và để lại một số ảnh hưởng xấu đến môi trường, cảnh quan và sức khỏe con người. Những bức xúc của người dân được phản ánh trên rất nhiều mặt báo, phương tiện truyền thông và báo đài,…thế nhưng đó vẫn là một bài toán khó đối với các cơ quan chức năng và nhà nước.

Đặc điểm của nước thải thủy sảnCận cảnh khoang chứa nước thải thủy sản chưa qua xử lý

Khí thải, bụi, mùi ngành chế biến thủy sản

Khí thải từ ngành chế biến thủy hải sản được phát sinh ra từ các lò đốt dầu của các lò hơi hay các máy phát điện đều chứa một số chất gây ô nhiễm nặng, có thể kể đến như: bụi, khói, SO2, NO2… mức độ ô nhiễm của những loại khí thải này còn tùy thuộc vào thời gian hoạt động và mức độ vận hành của trang thiết bị, lò đốt, lò hơi.

H2S là khí thải gây ô nhiễm với nồng độ dao động từ 0,2 – 0,4 mg/m3. Trong ngành chế biến thủy – hải sản thì H2S được sinh ra chủ yếu là từ sự phân hủy của một số chất thải rắn như: xương, đầu, cá, tôm, ruột cá…

Ngoài ra, NH3 còn phát sinh ra từ quá trình phân hủy của các nguyên liệu thủy hải sản bốc mùi, sự thất thoát khí của các thiết bị làm lạnh hay CO2 sinh ra từ công đoạn tuyệt trùng. Những loại khí thải trên, ảnh hưởng rất lớn trực tiếp đến sức khỏe của con người với các triệu chứng như: mệt mỏi. hô hấp. tiêu hóa. hiệu suất làm việc giảm đi đáng kể. Đặc biệt là khí Co2 còn là thành phần tạo lên hiện tượng hiệu ứng nhà kính đang rất nặng nề hiện nay.

Xem thêm >>> Nước thải công nghiệp là gì? Các nguồn nước thải công nghiệp chủ yếu

Trên đây là một số thông tin mà chúng tôi muốn mang tới cho bạn để có thể xác định được như thế nào là nước thải thủy sản và những đặc điểm của nước thải thủy sản. Chúng tôi xulynuocthaiyte.com mong rằng với chút ít thông tin mà chúng tôi mang lại sẽ có thể giúp đỡ bạn trong công việc cũng như học tập.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *