Những phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm tốt nhất hiện nay

hệ thống xử lý nước thải ngành dệt may

Ngành công nghiệp dệt may đang là một trong những ngành công nghiệp đang cực kỳ phát triển tại Việt Nam. Giá trị của ngành dệt may mang lại rất lớn cho nước ta, các nhà máy dệt may đang là nguồn cung cấp việc làm chủ yếu cho đa phần người lao động tại các vùng nông thôn. Ngành dệt may ngày nay, công đoạn nhuộm và hoàn tất vải lại là công đoạn phát thải ô nhiễm cao nhất khi sử dụng nhiều loại thuốc nhuộm, tiêu thụ nhiều nước, hóa chất, phát sinh nhiều nước thải với nồng độ ô nhiễm hữu cơ (BOD, COD), các kim loại nặng rất độc hại, các chất rắn lơ lửng… cũng như độ màu nhuộm rất cao. Để nhuộm 130 – 600m3/tấn vải và có đến 88% lượng nước sạch sử dụng sẽ trở thành nước thải trong quá trình xử lý vải ướt. Do sử dụng rất nhiều loại hóa chất như axit và dung môi hữu cơ kiềm tính, thuốc nhuộm và chất màu, các hoạt chất bề mặt nên ngành dệt nhuộm được xem là một trong những lĩnh vực gây ô nhiễm nghiêm trọng.Hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm.

Các biện pháp xử lý nước thải dệt nhuộm

Hiện nay đang có một số phương pháp xử lý nước thải ngành dệt may đang được áp dụng rất phổ biến đó là dùng các biện pháp cơ học, sinh học, hóa học, sinh – hóa. Nước thải dệt nhuộm chứa tổng hàm lượng  chất rắn TS, chất rắn lơ lửng, độ màu, nồng độ BOD và COD cao.

nước thải dệt nhuộm được xử lý theo phương pháp hóa sinhQuá trình dệt nhuộm cần số lượng nước sạch khá lớn

Xử lý nước thải bằng cơ học

Là một trong rất nhiều biện pháp xử lý nước thải cơ bản để tách các chất không tan như chất rắn, chất rắn lơ lửng ra khỏi nước thải dệt nhuộm. Các biện pháp cơ học thường được sử dụng như lọc qua màn chắn rác hoặc lưới chắn rác, dưới tác dụng của trọng lực hay lựa li tâm thì các chất rắn sẽ được lọc. Tùy theo kích cỡ, tính chấp lý hóa, nồng độ chất lơ lửng trong nước, lưu lượng nước thải và mức độ cần làm sạch sẽ phải lựa chọn công nghệ phù hợp về sau.

Xử lý nước thải bằng hóa học

Xử lý nước thải theo hóa học gồm có: Trùng hòa, oxy hóa và khử trùng. Tất cả các biện pháp này đều dùng tác nhân hóa học để tác động vào nước thải nên chi phí cho biện pháp này khá cao. Thông thường người ta sử dụng các biện pháp hóa học để khử các chất hòa tan trong nước vào các hệ thống nước khép kín. Đôi khi phương pháp này được sử dụng để xử lý sơ bộ trước khi chuyển qua xử lý sinh học hay sau công đoạn xử lý hóa học là một biện pháp xử lý nước thải lần cuối để vào nguồn.

Xem thêm >>> Nước thải thủy sản – Đặc điểm của nước thải chế biến thủy sản

Xử lý nước thải bằng hóa – lý

Phương pháp hóa – lý là đưa một chất hóa học vào chất thải, chất này sẽ phản ứng với các tạp chất có trong nước thải dệt nhuộm tạo thành dạng cặn lắng hoặc hòa tan không độc hại. Từ đó loại bỏ mọi loại cặn bã sẽ lắng xuống và tách ra khỏi nước.

Biện pháp thường được sử dụng là quá trình hấp thụ, trích ly, keo tụ, tuyển nổi…+

hệ thống xử lý nước thải ngành dệt mayhệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm chất lượng

Xử lý nước thải bằng sinh học

Là phương pháp dùng các chế phẩm vi sinh để chúng phân hủy các hợp chất hữu cơ, biến các hợp chất có khả năng phân hủy sinh học thành các chất ổn định hơn với các sản phẩm cuối cùng là cacbonic, sẽ còn nước và các chất vô cơ khác.

Trong một số trường hợp đặc biệt nước thải dệt nhuộm có thể chứa các chất có độc tố gây hại đến vi sinh vật như các chất khử vô cơ, kim loại nặng,clo…. Và các chất khó phân hủy sinh học như các loại dầu khoáng, các chất tẩy rửa, hồ Pva.. do đó trước khi đưa nước thải đi xử lý thì để tránh các chất độc gây hại và giảm tỷ lệ các chất khó phân hủy tồn tại lưu lượng lớn trong nước thải. Phương pháp xử lý sinh học được chia ra làm 2 loại chính: Xử lý hiếu khí và xử lý yếm khí trên cơ sơ là oxy hòa tan và oxy không hòa tan.

Các phương pháp hay công nghệ xử lý nước thải vẫn đang được cải tiến hàng ngày để phù hợp với nhu cầu sử dụng ngày càng lớn của con người. Đáp ứng các nhu cầu ngày càng gia tăng thì những công nghệ cần được trang bị thêm những thiết bị phù trợ giúp quá trình làm việc trở lên tốt hơn.

Trên đây là một số phương pháp xử lý nước thải ngành dệt may mà chúng tôi muốn mang tới cho bạn. Rất mong với những thông tin chúng tôi mang lại sẽ giúp cho bạn có thế nắm bắt được về nước thải dệt nhuộm và những phương pháp xử lý nó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *